Khác biệt Tax Manager tại in-house và professional company

Khi dấn thân vào lĩnh vực tư vấn thuế, các bạn sẽ có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn làm cán bộ thuế tại các cục thuế địa phương, làm việc tại phòng Tài Chính của các doanh nghiệp - hay được gọi chung là inhouse company, để phân biệt với professional firms - công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế cho khách hàng - điển hình thường thấy là các công ty big4. Trong nội dung bài viết hôm nay, mình sẽ tập trung khai thác những điểm khác biệt khi làm Tax Manager tại inhouse so với tại professional firm.

1. Nấc thang nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến

Tại Professional Firm, các bạn sẽ có lộ trình thăng tiến nghề nghiệp khá rõ ràng để phấn đấu. Tại mỗi công ty big4 chức danh có thể thay đổi một chút về từ ngữ, tuy nhiên, nhìn chung nấc thang sự nghiệp sẽ gồm những giai đoạn sau:
Tax Associate - Tax Senior - Tax Manager - Tax Director - Tax Partner
Khi mới ra trường, nếu các bạn tham gia chương trình Fresh Graduate tại big 4 và được nhận offer, các bạn sẽ bắt đầu với level đầu tiên Tax Associate, được training on job từ các Senior hoặc Manager để làm quen với công việc từ từ. Sau khoản 5 năm sẽ có thể được promote lên làm Tax Manager. Tùy theo năng lực cá nhân, chiến lược định hướng của công ty và người Leader của team, thời gian này có thể là sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi làm Tax Manager bạn sẽ quản lý công việc của các Senior và Tax Associate. Tùy cấu trúc quản lý, có công ty sẽ để 1 Tax Manager quản lý cố định 1 nhóm Senior và Associate, có công ty sẽ theo định hướng 1 Tax Manager có thể làm với nhiều Senior và nhiều Associate khác nhau.

Tại In-house, thường các công ty sẽ tuyển người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thuế để tham gia vào đội ngũ quản lý, chuyên tham mưu tư vấn cho CFO và Ban Quản lý. Như vậy, bạn được tuyển do bạn có kiến thức chuyên môn để làm cố vấn, chứ không phải tuyển vào để đào tạo bạn về kiến thức thuế. Ngoài ra sẽ không có khái niệm thăng chức theo nấc thang nghề nghiệp như mình phân tích ở trên cho trường hợp Professional Firm, chức danh của bạn thường được biết đến nhiều nhất với title Tax Manager. Ngoài ra, tên gọi của Tax Manager tại các công ty inhouse khá đa dạng tùy theo organization chart và chính sách nhân sự toàn cầu của những công ty đa quốc gia, có thể là Country Tax Manager, Head of Tax, Senior Tax Manager, Tax Director hay Tax Lead.

2. Chịu trách nhiệm cho nhiều loại thuế

Nếu như tại các công ty tư vấn, công việc được chuyên môn hóa cao nhằm mục đích dễ quản lý và cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng cùng một lúc, các bạn sẽ thấy có những team chuyên biệt xử lý các sắc thuế khác nhau như team chuyên về Thuế thu nhập cá nhân, team chuyên về thuế thu nhập doanh nghiệp, team chuyên về thuế gián thu giá trị gia tăng, team chuyên về Transfer Pricing. Tuy nhiên, tại công ty inhouse, Tax Manager sẽ như công tắc "đa năng", tất cả những vấn đề có chữ "thuế" sẽ chạy về tìm Tax Manager nhé. Nếu các bạn thích làm công việc chuyên biệt theo từng sắc thuế, thì công ty tư vấn sẽ nơi phù hợp. Còn nếu muốn làm Tax Manager in house thì hãy chuẩn bị kiến thức vững vàng cho tất cả các thể loại thuế!

Ngoài ra, Tax Manager inhouse là một thành viên trong phòng Tài Chính, các bạn sẽ tham gia vào rất nhiều dự án cần phối hợp với các phòng ban khác như kế toán, controlling, operation team, IT team, v…v…. Ngoài kiến thức chuyên môn về thuế, mình nhận thấy Tax Manager inhouse cần có thể hiểu được ngôn ngữ kế toán, ngôn ngữ tài chính và ngôn ngữ của những người không chuyên về thuế. Càng làm việc trong lĩnh vực thuế lâu, mình càng nhận thấy thuế rất thú vị, là luôn là một phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực – thuế là 1 phần của tài chính, thuế gắn liền với hạch toán kế toán, thuế chính là 1 nhánh của pháp lý. Do đó, theo quan điểm cá nhân của mình, năng lực tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính, pháp lý rất quan trọng với một Tax Manager.

3. Đóng góp vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp

Các công ty tư vấn là một bên tư vấn thứ ba độc lập, luôn sẽ có các phần disclaimer khi ra các báo cáo tư vấn. Cụ thể, mọi tư vấn đều dựa trên các hướng dẫn pháp luật về thuế tại thời điểm ra báo cáo, tư vấn dựa trên số liệu, thông tin khách hàng cung cấp, và sẽ không ra quyết định trực tiếp, mà chủ yếu phân tích vấn đề và đưa ra recommendation. Việc phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp tới mức độ nào, add thêm value cho khách hàng đến đâu sẽ tùy theo kinh nghiệm và kiến thức của người tư vấn có phong phú hay không.

Khi làm tại inhouse, công ty của bạn , team của bạn sẽ phải đối mặt trực tiếp với các vấn đề và phải đưa ra quyết định để hướng đến mục tiêu chung vận hành hoạt động doanh nghiệp được hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp lý. Sếp cấp cao của bạn trước khi quyết định, sẽ tìm đến bạn để được cố vấn và bạn sẽ là người đóng góp trực tiếp vào trong quá trình ra quyết định đó. Một kiến thức rất quan trọng mà Tax Manager inhouse cần phải có đó là business sense, bạn không thể chỉ lặp lại những điều luật viết, bạn sẽ phải phân tích dưới góc nhìn của business nữa để tiếng nói của bạn có nhiều “trọng lượng” hơn nhé.

Bài viết này là những quan sát cá nhân của mình khi mình đã trải nghiệm cả 2 môi trường làm việc. Quyết định làm ở công ty inhouse hay professional firm không để đánh giá ai giỏi hơn ai, mà sẽ nằm ở việc cá tính và định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, kế hoạch cá nhân của bạn tại thời điểm đó đang ưu tiên những khía cạnh nào hơn. Hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn. Have fun and enjoy weekend nhé!

The Sharing Town

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *