Kinh nghiệm tự học để phát triển bản thân

Sau 12 năm học phổ thông, 4 năm đại học, 2 năm học thạc sĩ và 2 năm học các chứng chỉ hành nghề chuyên môn, và hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn thuế, mình nhận thấy việc học không chỉ nhất thiết phải ở ghế nhà trường mà đồng hành xuyên suốt trong cuộc sống của chúng ta.

Trên thực tế, mình vẫn đang tiếp tục học các khóa học chuyên môn, về leadership, về quản trị cuộc sống bản thân, v…v… Gần đây trong những buổi coffee talk online với những người bạn mới, mình nhận ra chủ đề “Tự Học Để Phát Triển Bản Thân” nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn. Thông qua The Sharing Town, mình muốn chia sẻ kinh nghiệm bản thân. Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy like hoặc share để chúng ta tạo thành một cộng đồng kết nối, cùng nhau phát triển bản thân tốt hơn nha!

1. Xác định Learning Style – Phong Cách Học của bản thân

Có một thực tế là không phải ai cũng học theo một cách thức giống nhau. Để tự học hiệu quả, mình nhận thấy trước hết cần xác định Learning Style của bản thân là gì. Từ đó, mình có thể chọn lọc phương pháp học, tài liệu, tutor, lịch trình học phù hợp nhằm tối ưu hóa nhất.

Theo nghiên cứu khoa học trên thế giới, có 3 Learning Styles chính:

  • Visual
  • Auditory
  • Kinesthetic

Trong đó, khoản 65% dân số là Visual learning style, 30% Auditory và 5% còn lại là Kinesthetic. Muốn biết bạn thuộc learning style nào, các bạn có thể làm các test trắc nghiệm trên internet. Hoặc cách nhanh nhất là rà soát lại xem những việc làm nào khiến bạn thích thú học nhất.

Ví dụ, mình thuộc Visual Learning Style do mình nhận thấy bản thân mình thích và không thích những việc sau đây:

  • Mình thích học bằng cách nhìn và đọc thông tin từ sách, tin tức, internet.
  • Mình dễ bị thu hút bởi mô hình đồ thị minh họa, bản đồ, ghi chú, inforgraphic.
  • Mình không cảm thấy hiểu rõ được vấn đề cho đến khi mình viết nó xuống sổ ghi chép. Khi học từ vựng tiếng anh, mình chỉ nhớ được nếu write it down và dùng flashcard.
  • Mình khá mất tập trung khi chỉ nghe tin tức bằng tai đơn thuần, mình cần nhìn hình ảnh minh họa và các diễn giải bằng từ ngữ để theo dõi nội dung của một chủ đề nào đó.
  • Đọc sách qua hình thức Audio book không phù hợp với mình, mình cần đọc sách trực tiếp bằng mắt nhìn.
  • Mình thích tutor phong cách nghiêm túc, chỉnh chu, bài giảng lecture có cấu trúc rõ ràng, phân bổ nội dung rành mạch. Mình không tập trung tốt khi tutor hoạt động chân tay liên tục, jumping around, hoặc quá hoạt náo.

Nếu bạn giống mình, thì có thể chúng ta cùng learning style đấy! Dưới đây là bảng tóm tắt 3 loại learning style, hãy khám phá xem mình thuộc learning style nào nhé!

Visual
- Thích đọc thông tin từ sách, tin tức, internet
- Dễ bị thu hút bởi diagram, inforgraphic, map
- Dễ ghi nhớ khi Take note, Write it down

Auditory
- Thích nghe thông tin, hướng dẫn bằng lời nói
- Dễ bị thu hút bởi cuộc nói chuyện, thảo luận bằng lời
- Dễ ghi nhớ khi nghe đi nghe lại 
Kinesthetic
- Thích vận động, tham gia activities hơn là ngồi yên 1 chỗ
- Dễ bị thu hút bởi cử động cơ thể
- Dễ ghi nhớ khi tham gia vào hoạt động fieldtrips
Vậy khi đã biết rõ learning style, hãy phát huy những việc mình thích để việc học trở nên thú vị hơn và giảm thiểu những trở ngại khiến mình dễ mất tập trung nhé!

2. Chọn lựa chủ đề cần học thiết thực và thiết kế nó như 1 Project nhỏ cần hoàn thành

Trong mỗi giai đoạn cuộc sống cá nhân hoặc phát triển sự nghiệp, mỗi người sẽ có nhu cầu tìm hiểu một số chủ đề, lĩnh vực nhất định.
Ví dụ, ở giai đoạn tuổi 20 mình đã từng rơi vào tình trạng self-doubt bản thân, giai đoạn đó mình cần vực dậy tinh thần và tìm động lực phát triển, nên mình nghiên cứu rất nhiều sách về self-help và tâm lý học. Bây giờ ở giai đoạn U30 mình quan tâm nhiều đến lịch sử phát triển kinh tế chính trị ở các quốc gia và kỹ năng lãnh đạo, entrepreneurship, vì vậy mình tập trung chọn lựa đọc những cuốn sách, tham dự các conference call, workshop, seminar cho chủ đề này. 

Khi việc học hỏi gắn liền với nhu cầu thực tế của cá nhân, mình biết rõ target mình muốn đạt được sau mỗi khóa học là gì. Học để vận dụng và giải đáp khúc mắc trong cuộc sống của chính bản thân mình. Học không phải để xếp kiến thức vào 1 góc cũ kĩ. Càng lớn mình càng nhận ra quỹ thời gian là có hạn, đừng phí hoài thời gian vào những việc vô định vì thời gian là thứ mất đi rồi, chúng ta mãi không thể lấy lại được. Khi đã biết lĩnh vực mình cần trau dồi kiến thức, hãy xem đó là 1 Project nho nhỏ bản thân cần hoàn thành, thiết kế lịch học, chọn lọc tài liệu liên quan, trong ít nhất 1-3 tháng để nắm vững tương đối kiến thức của chủ đề này. Bạn không cần phải tốn quá nhiều thời gian học cho một ngày. Tránh trường hợp học dồn 3-4 tiếng liền, sau đó vài ngày thì bỏ cuộc.

Cá nhân mình sau nhiều lần thử nghiệm 20 phút đọc sách mỗi ngày là vừa đủ để mình tập trung và duy trì sức đọc bền bĩ cho thời gian dài mà không bị bỏ cuộc giữa chừng. Vào cuối tuần, khi có nhiều thời gian hơn, mình có thể đọc từ 1-2 tiếng, và sẽ có break time ở giữa để refesh bản thân. Còn tham gia các khóa học online, research trên mạng thì tầm 30 phút mỗi ngày. Như vậy nếu vừa đọc sách, vừa nghiên cứu tài liệu trên các nguồn thông tin khác, thì tầm 1 h mỗi ngày, sau 1-3 tháng mình tương đối hoàn thành xong 1 chủ đề ở mức độ tương đối sâu. Sau khi kết thúc xong 1 chủ đề , bạn có thể tạm nghĩ 1-2 tuần để refesh lại, trong khoản thời gian này bạn có thể chọn lựa những chủ đề "nhẹ cân" hơn, giúp cân bằng lại tâm trạng. Ví dụ mình hay xem các video, hoặc bài viết về duy trì năng lượng tích cực, trang trí nhà cửa, làm tóc, trang điểm, v...v... Nói đơn giản hơn, là sau khi tìm hiểu để có kiến thức chuyên môn trong 1 lĩnh vực, thì tìm hiểu thêm 1 vài tài lẻ phụ trợ ấy mà 😉

3. Dành 5 phút recap lại nội dung mỗi buổi học

Mình hay gọi đây là “5 phút quyền năng”. Dù bạn học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hay khóa học chuyên môn, hoặc tự tìm hiểu một lĩnh vực nào đó, chương trình gồm rất nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta phải học liên tiếp hết chủ đề này đến chủ đề khác, sau đó sẽ đến bài thi kiểm tra kiến thức. Trong quá trình học, ghi chú lại nội dung bài học đều bổ ích cho việc hệ thống kiến thức, tùy theo learning style mà bạn chọn hình thức ghi chú phù hợp. Việc ghi chú có thể diễn ra trước, trong và sau buổi học. Mình nhận thấy khi mình dành 5 phút đầu giờ để review lại bài học nội dung của bài hôm trước và 5 phút cuối giờ để review lại nội dung của bài vừa mới học xong, giúp mình nhớ bài sâu hơn, và xâu chuỗi lại hệ thống kiến thức chặt chẽ, khi đó đến lúc tổng hợp ôn thi cũng đỡ vất vã hơn rất nhiều.

Nếu như bạn nào đã từng tìm hiểu về "Tăng tính hiệu quả trong công việc", có thể các bạn sẽ biết đến việc phân chia các công việc theo 2 chiều đo lường là Effort và Impact từ thấp đến cao. Có những công việc, mình chỉ cần tốn rất ít công sức (Low Effort) nhưng mang lại tính hiệu quả cao (High Impact), gọi là Quick Win. Đối với mình 5 phút recap chính là Quick Win, quá lời như vậy, tại sao lại không làm chứ đúng không? Khi có thời gian hơn, mình sẽ giới thiệu thêm về các tool để phân tích và tăng tính hiệu quả trong công việc cho các bạn. Còn trong chủ đề hôm nay, hãy tận dụng 5 phút quyền năng, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ nếu duy trì liên tục và đều đặn trong mỗi buổi học.

Ở trên là top 3 kinh nghiệm mình đúc kết được sau nhiều năm đi học và sự nghiệp học hành vẫn đang tiếp diễn. Hy vọng sẽ có thể góp phần chia sẻ 1 góc nhìn để các bạn cùng tham khảo và thử nghiệm. Chúc các bạn học vui nhé!

2 thoughts on “Kinh nghiệm tự học để phát triển bản thân

  1. Cảm ơn bài chia sẻ bổ ích của chị ạ, rất cần thiết cho việc tự học! Mong blog của chị sẽ tiếp tục phát triển với những bài viết hay như này ^^

    1. Chị cảm ơn Thư đã quan tâm và theo dõi The Sharing Town nhé. Comment của em là động lực để The Sharing Town tiếp tục phát triển hơn nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *