1. Respect Employees’ time off
Có bao giờ bạn nhận được email từ Sếp như thế này chưa ? “I do not expect a reply from you out of your office hours, my apologies if I implied this. Let’s reconnect on Monday.”
Rất nhiều người quan niệm rằng làm việc càng nhiều giờ thì càng thể hiện bạn là nhân viên chăm chỉ và sẽ được Sếp khen ngợi. Thậm chí mình đã từng biết có một vài "bí kiếp" truyền tai nhau như cài đặt giờ gửi outlook email vào buổi tối muộn hoặc cuối tuần để Sếp chú ý đến sự tận tụy cống hiến làm việc quên cả tuổi thanh xuân, với hy vọng Sếp sẽ ghi nhớ và cất nhắc thăng chức sau này. Theo quan điểm của mình bí kiếp này thật sự không hiệu quả lắm!!! Đối với những công ty đa quốc gia lớn từ Châu Âu hoặc Mỹ với một bề dày lịch sử của quá trình phát triển và tôn trọng quyền lợi nhân viên, họ luôn xây dựng một bộ chuẩn quy tắc ứng xử "Code of conduct" và hướng đến phát triển bền vững "Sustainable development". Trong đó, tôn trọng thời gian cá nhân của nhân viên ngoài giờ làm việc là một yếu tố quan trọng để duy trì sự bền vững. Họ hiểu rõ chúng ta là human nên đều cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau giờ làm việc. Làm việc nhiều giờ liền sẽ làm giảm năng suất và nhiều sai sót. Ngoài ra cuộc sống cá nhân cũng quan trọng không kém sự nghiệp. Dù bạn độc thân hay có gia đình, thì bạn cũng có nhu cầu thời gian và không gian riêng sau giờ làm. Sếp cũng vậy. Nhân viên cũng vậy. Do đó, hãy dành buổi tối và cuối tuần cho bản thân nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình hoặc phát triển kế hoạch cá nhân nhé, đừng gửi email cho Sếp Tây vào thời gian này. Nếu không, rất có thể bạn sẽ nhận được email tương tự như bên trên đó :))
2. Every minutes counts
Các Sếp Tây mà mình từng làm việc đều rất quan tâm đến việc sắp xếp công việc để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Để được tận hưởng cuộc sống cá nhân sau khi tan làm thì phải đảm bảo làm việc hết năng suất trong giờ làm việc. Mình nghĩ đều này rất công bằng. Có thể nói từng giây từng phút sẽ được tính toán. Trước kia mình đều nghĩ mỗi lần họp team thì sẽ ít nhất 1 tiếng và 5 phút hay 10 phút thì vô dụng, không thể giải quyết được vấn đề gì cả. Tuy nhiên sau kinh nghiệm du học tại Đức và nhiều năm làm việc với Sếp Tây, mình mới ngộ ra 5 phút cũng khá dài đấy. Ở công ty mình các cuộc họp đa phần là 30 phút cho từng topic, các cuộc họp đều cần phải có 1 người lead chính tùy topic mà bạn trao đổi, agenda phải nói rõ đầu cuộc họp để tránh thảo luận lang man, sau mỗi cuộc họp đều tổng kết next action kế tiếp ai làm những gì, và follow up cho đến khi hoàn tất công việc. Thay vì họp 1-2 tiếng để giải quyết, thì sẽ phân ra 4 cuộc họp nhỏ cách nhau để mọi người có thời gian nghiên cứu vấn đề, hạn chế suy nghĩ chủ quan và bỏ sót vấn đề. Khi thảo luận sẽ đào sâu phân tích các thông tin số liệu thực tế, không phải dựa trên suy đoán, hay giả định, nếu cần sẽ viết ra tất cả các scenarios có thể xảy ra, đặt câu hỏi xoáy sâu vào trọng tâm
What is pending issue?
How is its impacts?
How to quantify the impact?
What is next action required?
Mình nghĩ đây cũng là một rất hiệu quả để đọc sách, học ngoại ngữ, piano, nhảy múa hay bất kỳ môn học nào các bạn yêu thích. Mỗi ngày 30 phút học, nhưng đều đặn lặp đi lặp lại sẽ có hiệu quả tốt hơn học nhiều giờ liền một lúc. Đồng thời bạn có thể giải quyết được nhiều projects đồng thời sau một thời gian xác định. Theo kinh nghiệm đi làm hơn chục năm của mình, không bao giờ bạn có tình huống hoàn hảo làm hết 1 project này rồi mới tới project khác, đôi khi chạy 4 project 1 lúc là chuyện hết sức bình thường. Dĩ nhiên tùy theo tính quan trọng, khẩn cấp và quy mô của từng dự án mà bạn sắp xếp thời gian cho phù hợp. Vì vậy, hãy chú ý đến kỹ năng quản lý thời gian, ghi chú lại công việc (mình có bài viết chia sẻ về Digital Note Taking các bạn có thể tham khảo thêm) và make action plan cụ thể nhé. Nói chuyện với Sếp Tây, đừng giả sử, đừng nói principle chung chung, bạn cần có số liệu, bạn cần có kế hoạch cụ thể, bạn cần có timeline để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn.
3. Be confident
Người Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung đều được dạy khiêm nhường, lễ độ với những người lớn hơn hoặc cấp bậc cao hơn. Đều này phương Tây cũng được dạy các bạn ạ. Nhưng cách diễn dịch của chúng ta dễ bị biến đổi thành hướng trong thực tiễn "rụt rè, chờ đợi xem Sếp nói gì thì mình nói theo, lỡ nói khác ý Sếp thì Sếp la". Theo quan sát của mình khi du học, các bạn sinh viên quốc tế rất chủ động đưa ra chính kiến của bản thân. Mình nhấn mạnh chữ "chính kiến" bởi ý kiến đó có thể đúng hoặc sai, nhưng đó là chính kiến của riêng họ, không phải hùa theo một ai khác. Đó là cách họ xây dựng và khẳng định giá trị của bản thân trước tập thể. Có thể điều này xuất phát từ hệ thống giáo dục từ nhỏ mà các bạn ấy được tiếp nhận. Mình cảm thấy các bạn ấy rất "sợ" nếu bị xem là tàng hình và không đóng góp được gì trong một buổi họp team. Một người bạn Đức từng động viên mình khi thấy mình rụt rè "If you want something, fight for it". Trong mindset của họ, không có khái niệm chờ đợi ai đó giúp mình đạt được điều mình muốn. Nếu bạn muốn Sếp hiểu ý mình nói, chuẩn bị sắp xếp ý tưởng rành mạch, đặt mình trong vai trò của Sếp để phân tích tình huống từ nhiều khía cạnh khác nhau, đừng bắt Sếp đoán ý mình, cũng đừng hy vọng có đồng nghiệp khác hỗ trợ mình giải thích lại cho Sếp. Do it by yourself and do it confidently!
Disclaimer: Do bệnh nghề nghiệp, mình xin trình bày thêm bài viết này không có bất kỳ ý định phân biệt chủng tộc, càng không dùng cho mục đích so sánh hạ thấp người phương Đông hoặc ngược lại. Bất kỳ một văn hóa, môi trường sống và làm việc nào cũng có ưu khuyết điểm riêng. Tính cách con người thì càng đa dạng hơn, sẽ có những trường hợp khác biệt với số đông. Bài viết này dựa trên quan sát trải nghiệm thực tế cá nhân của mình. Mình hy vọng các bạn sẽ có thêm một góc nhìn chia sẻ từ The Sharing Town bên cạnh các nguồn thông tin hữu ích khác trên internet. Enjoy reading and Stay safe!