Học rộng hay học sâu?

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình nên tích lũy kiến thức và kỹ năng theo hướng chuyên sâu hay mở rộng?
Chiến lược tiếp cận nào là phù hợp để mình có thể đạt được mục tiêu mong muốn? Có khi nào bạn cảm thấy bản thân đang bị tách ra khỏi “hội nghị bàn tròn” nếu chủ đề thảo luận không thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn không?

Bản thân mình đã tự vấn bản thân những vấn đề trên rất nhiều lần. Vậy thì lời giải đáp cho những thắc mắc trên của bản thân mình là gì? Hãy cùng tìm hiểu với mình tiếp theo sau nhé!

Trước khi lựa chọn chiến lược tiếp cận phù hợp, mình cần làm rõ mục tiêu của bản thân là gì? Mục tiêu ở đây có thể là chuyên ngành học hoặc nghề nghiệp mình muốn theo đuổi sau khi tốt nghiệp, hoặc chức vụ mình muốn đạt được là gì sau 3 hay 5 năm? Và một điều quan trọng nữa mình nhận thấy là mục tiêu của bản thân mình sẽ thay đổi qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống. Cụ thể, ở giai đoạn vừa tốt nghiệp cấp 3, mục tiêu của mình là xác định ngành học tài chính hay quản trị kinh doanh? Đến lúc ra trường thì sẽ chọn nghề nghiệp nào tư vấn tài chính, môi giới chứng khoán, kiểm toán, hay tư vấn thuế, rồi mục tiêu của mình là làm cho công ty cung cấp dịch vụ (professional firm) hay công ty inhouse, hay cơ quan nhà nước. Sau khi làm việc 4-5 năm, mình muốn làm vị trí trưởng phòng và tiếp tục thăng tiến xa hơn sau đó.

Mình tin rằng nhiều bạn cũng trải qua những thắc mắc tương tự trong cuộc sống dẫu rằng sự lựa chọn của các bạn có thể rất khác nhau. Tại những thời điểm đó, mình chưa nhận thức được mọi thứ một cách rõ ràng, chỉ lờ mờ cảm nhận có một sự biến chuyển trong nhận thức mọi người về chuyên môn hóa. Theo quan sát của cá nhân mình, thời điểm cách đây hơn 10 năm là thời kỳ nở rộ của "chuyên môn hóa". Lúc đó, việc cái gì cũng biết một ít, nhưng không chuyên cái gì hết bắt đầu bị "knock out" bởi xu hướng chuyên môn hóa do những hiệu quả về mặt thời gian công sức mà chuyên môn hóa mang lại. Ở nội dung của bài viết này, mình gắn sự "chuyên môn hóa" với "học sâu" để đi vào phân tích góc nhìn bản thân mình. Cụ thể tại thời điểm đó, đa phần trường đại học hướng đến cho sinh viên chọn chuyên ngành ngay từ lúc đăng ký, chỉ có trường đại học Kinh tế Tp.HCM ("UEH") cho phép sinh viên tham gia chọn ngành học sau 1,5 năm giai đoạn đại cương. Về điểm này mình đánh giá cao UEH đã cho phép sinh viên cọ xát và có thời gian tiếp cận trước khi chọn lựa ngành học mong muốn chính xác và đây cũng là một trong những nguyên nhân mình chọn UEH để theo học. 

Theo quan điểm cá nhân của mình, học chuyên sâu một lĩnh vực không có gì là sai, và việc coi trọng chuyên môn hóa là một bước đi hợp với thời điểm hoàn cảnh xã hội kinh tế tại thời điểm đó. Hơn nữa ai cũng cần hiểu biết sâu một lĩnh vực ở mức độ này hay mức độ khác, vào lúc này hoặc lúc khác. Ví dụ, mình học chuyên ngành tài chính thì chắc chắn mình sẽ cần học rất sâu những kiến thức và bộ kỹ năng về lĩnh vực tài chính từ rất sớm khi vẫn còn ngồi giảng đường đại học cho đến những năm ngấp nghé vị trí quản lý nhóm (mình tạm chia đây là giai đoạn từ tầm tuổi 20 đến 30 tuổi), nhưng một bạn sinh viên học quản trị kinh doanh hoặc bạn làm ngành sales thì lượng chuyên môn sâu về quản trị sẽ được tích lũy ở giai đoạn tầm tuổi từ 30 trở lên. Trước đó, kỹ năng và kiến thức các bạn học quản trị sẽ trải rộng hơn rất nhiều so với các bạn học chuyên ngành tài chính như mình. 

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chỉ học sâu ở một giai đoạn cố định mà chuyển qua hoàn toàn học dàn trải. Yếu tố quan trọng là mức độ sâu ở từng thời điểm. Cá nhân mình giai đoạn hiện tại đang ở vị trí quản lý và tiếp tục đào sâu vào chuyên môn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên cách mình tiếp cận chuyên môn ở giai đoạn này không giống với thời sinh viên nữa. Mình học sâu thông qua tìm hiểu mối liên kết với những khía cạnh khác, và không chỉ đơn thuần chuyển sang học rộng dàn trải mà mình phát triển chiến lược là HIỂU SÂU- BIẾT RỘNG. 

Khi đã có tiền đề suy nghĩ về chiến lược này, mình bắt đầu search sách và thông tin trên mạng và đã mình đã tìm được cuốn sách rất hay "Hiểu sâu - Biết rộng Kiểu gì cũng thắng" của David Epstein. Mình rất thích cuốn sách này và tìm thấy rất nhiều lời giải đáp cho các thắc mắc của bản thân và rất relevant với chủ đề Học rộng hay học sâu mà mình quan tâm. Cuốn sách đưa ra 2 hình mẫu thành công để phân tích là Tiger Woods - một vận động viên golf thành công nhất mọi thời đại và Roger Federer - vận động viên quần vợt người Thụy Sĩ được gọi với biệt danh là Tàu tốc hành. Cả hai đều là những người thành công xuất chúng nhưng câu chuyện đi đến thành công của họ hoàn toàn rất khác xa nhau. Nếu như Tiger Wood là người được chọn cho golf từ tuổi lên ba và bắt đầu luyện tập có chủ đích theo sự huấn luyện bài bản chuyên nghiệp còn Roger Federer lại trải qua giai đoạn thử nghiệm nhiều môn thể thao khác nhau, sau khi khám phá được năng lực và thiên hướng của mình, mới huy động tối đa sức lực để tập luyện chuyên sâu một lĩnh vực. 

Câu chuyện Tiger Wood đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người và từ đó nhiều khóa huấn luyện về luyện tập chuyên sâu có chủ đích được áp dụng một cách rộng rãi. Thậm chí có nhiều bậc cha mẹ, nhà khoa học đã áp dụng để đào tạo con cái mình thành thiên tài ngay từ lúc nhỏ. Nếu các bạn đã đọc "Em phải đến Hardvard học kinh tế" của Lưu Vệ Hoa và Trương Hán Vũ, bạn sẽ thấy mẹ và cha dượng của cô bé Lưu Diệc Đình - "cô gái Harvard" - thần tượng học tập của giới trẻ Trung Quốc cũng áp dụng luyện tập chuyên sâu có chủ đích để đạt được mục tiêu vào học trường Harvard. Tuy nhiên, trên thế giới này có bao người có mấy người có đủ điều kiện về yếu tố môi trường gia đình, xã hội để tiếp cận chiến lược có chủ đích giống như cách của Tiger Wood hay Lưu Diệc Đình. Tác giả cuốn sách Hiểu Sâu Biết Rộng Kiểu Gì Cũng Thắng của David Epstein đưa ra 1 góc nhìn mà mình rất tâm đắc - phần lớn chúng ta sẽ gần với câu chuyện của Roger Federer hơn là Tiger Wood. Và chúng ta có thể học từ câu chuyện của Roger Federer để có một cách chiến lược phù hợp với bản thân hơn. 

Câu chuyện của họ không chỉ áp dụng ở lĩnh vực thể thao mà còn có thể phù hợp với những lĩnh vực khác. Cách tiếp cận của mình là vận dụng của việc Hiểu Sâu vấn đề chuyên môn nhưng không từ bỏ cơ hội mở rộng tư duy sang Biết Rộng. Nếu bạn nào đã theo dõi The Sharing Town, chắc hẳn các bạn đã biết mình đang làm Tax Manager ở một công ty đa quốc gia với kinh nghiệm làm việc chuyên môn hơn 10 năm. Độ sâu về chuyên môn mình đã có nền tảng nhất định, tuy nhiên với mục tiêu là phát triển sự nghiệp ở international corporate environment và tinh thần entrepreneurship, mình hiểu được tầm quan trọng của Biết Rộng để không chỉ truyền đạt, kết nối, chia sẻ kiến thức chuyên môn một cách dễ hiểu cho những người không chuyên mà còn tập trung vào đúng vấn đề của người nghe cần biết. Khi làm Tax Manager của một công ty inhouse, mình không phải lúc nào cũng giao tiếp với những chuyên gia cùng ngành, người có thể dễ dàng nắm bắt nội dung thuế liên quan, mà mình sẽ tư vấn thuế cho những người không biết gì về thuế. Cách tiếp cận của non-expert cho một vấn đề sẽ rất khác với một expert như mình. Nếu không biết rộng về những kiến thức cross-industry hay cross-field mình sẽ khó lòng hoàn thành nhiệm vụ tốt.  Hơn nữa khi mình bắt đầu học nghiên cứu những lĩnh vực mới, mình nhớ được cách 1 người không chuyên tiếp cận một vấn đề mới như thế nào để cảm thông hơn khi cả 2 bên có cách nhìn quá khác biệt cho 1 vấn đề, và mình học cách giải thích, tiếp cận đơn giản, hiệu quả nhất có thể. Đó là lý do mình luôn học, học hoài, học mãi để có tư duy rộng, bổ trợ thêm nhiều góc nhìn mới bên cạnh góc nhìn chuyên môn của bản thân. Và cá nhân mình cách tiếp cận này mang lại nhiều giá trị cho công việc và đời sống cá nhân của mình. 

Ở trên là một quan điểm cá nhân của mình về học rộng hay học sâu và cách tiếp cận Hiểu Sâu - Biết Rộng. Hy vọng sẽ có thêm 1 góc nhìn để các bạn tham khảo và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh riêng của bản thân. Nếu có ý kiến chia sẻ thêm đừng ngại comment nhé. Mình còn quan tâm về chủ đề Giáo dục khai phóng, hy vọng sẽ sớm phát hành bài viết để chia sẻ thêm với các bạn! Cảm ơn các bạn rất nhiều và hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo nhé!

Kinh nghiệm tự học để phát triển bản thân

Sau 12 năm học phổ thông, 4 năm đại học, 2 năm học thạc sĩ và 2 năm học các chứng chỉ hành nghề chuyên môn, và hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn thuế, mình nhận thấy việc học không chỉ nhất thiết phải ở ghế nhà trường mà đồng hành xuyên suốt trong cuộc sống của chúng ta.

Trên thực tế, mình vẫn đang tiếp tục học các khóa học chuyên môn, về leadership, về quản trị cuộc sống bản thân, v…v… Gần đây trong những buổi coffee talk online với những người bạn mới, mình nhận ra chủ đề “Tự Học Để Phát Triển Bản Thân” nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn. Thông qua The Sharing Town, mình muốn chia sẻ kinh nghiệm bản thân. Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy like hoặc share để chúng ta tạo thành một cộng đồng kết nối, cùng nhau phát triển bản thân tốt hơn nha!

1. Xác định Learning Style – Phong Cách Học của bản thân

Có một thực tế là không phải ai cũng học theo một cách thức giống nhau. Để tự học hiệu quả, mình nhận thấy trước hết cần xác định Learning Style của bản thân là gì. Từ đó, mình có thể chọn lọc phương pháp học, tài liệu, tutor, lịch trình học phù hợp nhằm tối ưu hóa nhất.

Theo nghiên cứu khoa học trên thế giới, có 3 Learning Styles chính:

  • Visual
  • Auditory
  • Kinesthetic

Trong đó, khoản 65% dân số là Visual learning style, 30% Auditory và 5% còn lại là Kinesthetic. Muốn biết bạn thuộc learning style nào, các bạn có thể làm các test trắc nghiệm trên internet. Hoặc cách nhanh nhất là rà soát lại xem những việc làm nào khiến bạn thích thú học nhất.

Ví dụ, mình thuộc Visual Learning Style do mình nhận thấy bản thân mình thích và không thích những việc sau đây:

  • Mình thích học bằng cách nhìn và đọc thông tin từ sách, tin tức, internet.
  • Mình dễ bị thu hút bởi mô hình đồ thị minh họa, bản đồ, ghi chú, inforgraphic.
  • Mình không cảm thấy hiểu rõ được vấn đề cho đến khi mình viết nó xuống sổ ghi chép. Khi học từ vựng tiếng anh, mình chỉ nhớ được nếu write it down và dùng flashcard.
  • Mình khá mất tập trung khi chỉ nghe tin tức bằng tai đơn thuần, mình cần nhìn hình ảnh minh họa và các diễn giải bằng từ ngữ để theo dõi nội dung của một chủ đề nào đó.
  • Đọc sách qua hình thức Audio book không phù hợp với mình, mình cần đọc sách trực tiếp bằng mắt nhìn.
  • Mình thích tutor phong cách nghiêm túc, chỉnh chu, bài giảng lecture có cấu trúc rõ ràng, phân bổ nội dung rành mạch. Mình không tập trung tốt khi tutor hoạt động chân tay liên tục, jumping around, hoặc quá hoạt náo.

Nếu bạn giống mình, thì có thể chúng ta cùng learning style đấy! Dưới đây là bảng tóm tắt 3 loại learning style, hãy khám phá xem mình thuộc learning style nào nhé!

Visual
- Thích đọc thông tin từ sách, tin tức, internet
- Dễ bị thu hút bởi diagram, inforgraphic, map
- Dễ ghi nhớ khi Take note, Write it down

Auditory
- Thích nghe thông tin, hướng dẫn bằng lời nói
- Dễ bị thu hút bởi cuộc nói chuyện, thảo luận bằng lời
- Dễ ghi nhớ khi nghe đi nghe lại 
Kinesthetic
- Thích vận động, tham gia activities hơn là ngồi yên 1 chỗ
- Dễ bị thu hút bởi cử động cơ thể
- Dễ ghi nhớ khi tham gia vào hoạt động fieldtrips
Vậy khi đã biết rõ learning style, hãy phát huy những việc mình thích để việc học trở nên thú vị hơn và giảm thiểu những trở ngại khiến mình dễ mất tập trung nhé!

2. Chọn lựa chủ đề cần học thiết thực và thiết kế nó như 1 Project nhỏ cần hoàn thành

Trong mỗi giai đoạn cuộc sống cá nhân hoặc phát triển sự nghiệp, mỗi người sẽ có nhu cầu tìm hiểu một số chủ đề, lĩnh vực nhất định.
Ví dụ, ở giai đoạn tuổi 20 mình đã từng rơi vào tình trạng self-doubt bản thân, giai đoạn đó mình cần vực dậy tinh thần và tìm động lực phát triển, nên mình nghiên cứu rất nhiều sách về self-help và tâm lý học. Bây giờ ở giai đoạn U30 mình quan tâm nhiều đến lịch sử phát triển kinh tế chính trị ở các quốc gia và kỹ năng lãnh đạo, entrepreneurship, vì vậy mình tập trung chọn lựa đọc những cuốn sách, tham dự các conference call, workshop, seminar cho chủ đề này. 

Khi việc học hỏi gắn liền với nhu cầu thực tế của cá nhân, mình biết rõ target mình muốn đạt được sau mỗi khóa học là gì. Học để vận dụng và giải đáp khúc mắc trong cuộc sống của chính bản thân mình. Học không phải để xếp kiến thức vào 1 góc cũ kĩ. Càng lớn mình càng nhận ra quỹ thời gian là có hạn, đừng phí hoài thời gian vào những việc vô định vì thời gian là thứ mất đi rồi, chúng ta mãi không thể lấy lại được. Khi đã biết lĩnh vực mình cần trau dồi kiến thức, hãy xem đó là 1 Project nho nhỏ bản thân cần hoàn thành, thiết kế lịch học, chọn lọc tài liệu liên quan, trong ít nhất 1-3 tháng để nắm vững tương đối kiến thức của chủ đề này. Bạn không cần phải tốn quá nhiều thời gian học cho một ngày. Tránh trường hợp học dồn 3-4 tiếng liền, sau đó vài ngày thì bỏ cuộc.

Cá nhân mình sau nhiều lần thử nghiệm 20 phút đọc sách mỗi ngày là vừa đủ để mình tập trung và duy trì sức đọc bền bĩ cho thời gian dài mà không bị bỏ cuộc giữa chừng. Vào cuối tuần, khi có nhiều thời gian hơn, mình có thể đọc từ 1-2 tiếng, và sẽ có break time ở giữa để refesh bản thân. Còn tham gia các khóa học online, research trên mạng thì tầm 30 phút mỗi ngày. Như vậy nếu vừa đọc sách, vừa nghiên cứu tài liệu trên các nguồn thông tin khác, thì tầm 1 h mỗi ngày, sau 1-3 tháng mình tương đối hoàn thành xong 1 chủ đề ở mức độ tương đối sâu. Sau khi kết thúc xong 1 chủ đề , bạn có thể tạm nghĩ 1-2 tuần để refesh lại, trong khoản thời gian này bạn có thể chọn lựa những chủ đề "nhẹ cân" hơn, giúp cân bằng lại tâm trạng. Ví dụ mình hay xem các video, hoặc bài viết về duy trì năng lượng tích cực, trang trí nhà cửa, làm tóc, trang điểm, v...v... Nói đơn giản hơn, là sau khi tìm hiểu để có kiến thức chuyên môn trong 1 lĩnh vực, thì tìm hiểu thêm 1 vài tài lẻ phụ trợ ấy mà 😉

3. Dành 5 phút recap lại nội dung mỗi buổi học

Mình hay gọi đây là “5 phút quyền năng”. Dù bạn học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hay khóa học chuyên môn, hoặc tự tìm hiểu một lĩnh vực nào đó, chương trình gồm rất nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta phải học liên tiếp hết chủ đề này đến chủ đề khác, sau đó sẽ đến bài thi kiểm tra kiến thức. Trong quá trình học, ghi chú lại nội dung bài học đều bổ ích cho việc hệ thống kiến thức, tùy theo learning style mà bạn chọn hình thức ghi chú phù hợp. Việc ghi chú có thể diễn ra trước, trong và sau buổi học. Mình nhận thấy khi mình dành 5 phút đầu giờ để review lại bài học nội dung của bài hôm trước và 5 phút cuối giờ để review lại nội dung của bài vừa mới học xong, giúp mình nhớ bài sâu hơn, và xâu chuỗi lại hệ thống kiến thức chặt chẽ, khi đó đến lúc tổng hợp ôn thi cũng đỡ vất vã hơn rất nhiều.

Nếu như bạn nào đã từng tìm hiểu về "Tăng tính hiệu quả trong công việc", có thể các bạn sẽ biết đến việc phân chia các công việc theo 2 chiều đo lường là Effort và Impact từ thấp đến cao. Có những công việc, mình chỉ cần tốn rất ít công sức (Low Effort) nhưng mang lại tính hiệu quả cao (High Impact), gọi là Quick Win. Đối với mình 5 phút recap chính là Quick Win, quá lời như vậy, tại sao lại không làm chứ đúng không? Khi có thời gian hơn, mình sẽ giới thiệu thêm về các tool để phân tích và tăng tính hiệu quả trong công việc cho các bạn. Còn trong chủ đề hôm nay, hãy tận dụng 5 phút quyền năng, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ nếu duy trì liên tục và đều đặn trong mỗi buổi học.

Ở trên là top 3 kinh nghiệm mình đúc kết được sau nhiều năm đi học và sự nghiệp học hành vẫn đang tiếp diễn. Hy vọng sẽ có thể góp phần chia sẻ 1 góc nhìn để các bạn cùng tham khảo và thử nghiệm. Chúc các bạn học vui nhé!

Hóa đơn có phải là chứng từ thuế không?

Dạo gần đây có nhiều bạn thắc mắc Hóa Đơn có phải chứng từ thuế không?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần xác định rõ Kế Toán và Thuế là hai khía cạnh khác nhau trong phòng Tài Chính. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Thuế và Kế Toán hoạt động độc lập và tách biệt mà sẽ có những liên kết chặt chẽ. Số liệu, cách hạch toán Kế Toán sẽ là nền tảng cơ sở để xác định số tiền Thuế phải nộp của doanh nghiệp. Kế Toán và Thuế tuân thủ theo 2 hành lang pháp lý khác nhau.

Kế Toán sẽ tuân theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán của mỗi quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, gọi là VAS- Vietnamese Accounting Standard, doanh nghiệp Châu Âu sẽ theo IFRS -  International Financial Reporting Standards và doanh nghiệp Mỹ thì theo US GAAP - US Generally Accepted Accounting Principles. Mình giải thích chỗ này một chút để các bạn hiểu hơn về chuẩn mực kế toán đang được áp dụng trong thực tiễn. Hiện nay Những doanh nghiệp FDI - có vốn chủ sở hữu nước ngoài khi thành lập tại Việt Nam ngoài đảm bảo hệ thống kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định nội địa của VAS để chuẩn bị báo cáo tài chính, còn phải đảm bảo theo IFRS hoặc US GAAP để đảm bảo công ty mẹ tại nước ngoài có thể hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong lộ trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS để bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch thông tin và có thể so sánh báo cáo tài chính trên toàn thế giới, dự định đến năm 2025 việc áp dụng IFRS sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây là một bước tiến rất đáng hoan nghênh để thực hiện tầm nhìn tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trong khuôn khổ quốc tế, thay vì nội địa đơn thuần. 

Thuế sẽ tuân theo các quy định chính sách pháp luật về thuế. Doanh nghiệp được thành lập tại quốc gia nào sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của quy định nội luật của quốc gia đó. Đối với các công ty đa quốc gia, có thể xin áp dụng quy định, điều ước quốc tế để tránh bị đánh thuế trùng 2 lần cho những trường hợp cụ thể được quy định trong luật quốc tế mà Việt Nam là nước ký kết thành viên.  

Vậy Hóa đơn thì được quy định như thế nào?

Theo Luật Kế Toán 88/2015/QH13
“Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Còn cụ thể về việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn được hướng dẫn chi tiết trong các Nghị Định, Thông Tư riêng về Hóa Đơn, ví dụ Nghị định 51/2010/NĐ-CP – Quy định về hóa đơn bán hàng và dịch vụ và các Thông tư hướng dẫn chi tiết 39/2014/TT-BTC có hiệu lực đến 30/6/2022.

Như vậy hóa đơn là chứng từ kế toán, không phải chứng từ thuế.

Từ góc nhìn thực tiễn, hóa đơn gắn liền với việc hạch toán doanh thu (khi doanh nghiệp bán hàng, xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng), chi phí (khi mua hàng, nhận hóa đơn từ nhà cung cấp), quy trình thanh toán của kế toán. Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ thường để việc quản lý kiểm soát hóa đơn ngay tại những early step – bước đầu tiên trong việc xác minh thông tin giao dịch để đảm bảo hạch toán kế toán chính xác với giao dịch thực tế phát sinh, chứng từ kế toán có liên quan (bao gồm cả hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu thanh toán, v..v.) và tài liệu kèm theo chứng từ kế toán (ví dụ, hợp đồng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ dự án đầu tư, đấu thầu, v…v…). Tiếp theo, dựa trên hạch toán kế toán và các tài liệu kế toán này, sẽ xác định số thuế tương ứng phải kê khai và nộp cho cơ quan thuế. Vậy nên, hóa đơn là điểm giao mà cả Kế Toán và Thuế đều cần nắm chắc quy định pháp luật. Việc hiểu rõ về cách thức hạch toán kế toán, tài liệu kế toán bao gồm hóa đơn sẽ hỗ trợ cho công việc của các bạn làm thuế rất nhiều. Còn các bạn kế toán viên thì hãy trang bị cho mình kiến thức vững chắc về hóa đơn bởi đây chính là chứng từ kế toán hết sức quan trọng nhé!

Sinh ra để xuất chúng – Elaine Welteroth

“Rất lâu sau những lần trăn trở để xác định chính xác con đường sự nghiệp nào mình muốn theo đuổi, ở tuổi ngoài 30, lần đầu tiên tôi thú nhận với bản thân mình tôi muốn trở nên xuất chúng. Không tầm thường, không trung bình. Bất cứ thứ gì ngoài sự bình thường. Tôi muốn thiết kế một cuộc sống phi thường của chính mình – một sự tồn tại có dấu ấn và đầy màu sắc. Tuy nhiên, không có con đường rõ ràng nào dẫn đến thành công. Tôi sẽ phải tự tạo ra nó trên hành trình của riêng mình.” – Elaine Welteroth

Câu nói trên của Elaine Welteroth thật sự chạm đến trái tim của mình. Vì hơn ai hết, mình biết rõ bản thân đã tốn một khoản thời gian dài loay hoay trong nỗi sợ và mong muốn trở nên vô hình. Để chuyển từ trạng thái "người vô hình" đến "khát vọng xuất chúng" là cả một hành trình đấu tranh tư tưởng liên tục. Mình trốn chặt trong chiếc vỏ ốc tìm kiếm sự an toàn cho bản thân, lắm lúc bước 1 chân ra khỏi vỏ để thăm dò thế giới bên ngoài nhưng rất nhanh sau đó vội vã rút chân trở về. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm! Mình tự đặt cho bản thân rất nhiều câu hỏi "Giá trị của bản thân mình là gì?" "Điều gì mới có thể giúp mình hạnh phúc?" "Nếu được làm lại, mình có thể làm tốt hơn những gì?" Mình thận trọng lắng nghe từng tiếng nói bên trong để dò dẫm con đường bước ra thế giới nơi mà mình muốn thuộc về. 
Mình học cách yêu thương chính bản thân mình. Trân trọng những lỗi lầm quá khứ, vỗ về những tổn thương biến chúng thành động lực. Mình học cách từ bỏ những điều không thuộc về mình và dũng cảm tiến lên phía trước. Mình học cách kết nối với những người bạn tuyệt vời. 

Mình biết ơn vũ trụ đã gửi tới mình những câu chuyện của những người phụ nữ đầy khát vọng. Họ không những phấn đấu vượt ra khỏi khuôn mẫu định kiến xã hội mà dũng cảm thừa nhận tài năng và hỗ trợ những người phụ nữ khác. Khi mà bạn đã hiểu rõ giá trị bản thân và điều mình mong muốn thì những đố kỵ trở nên thật nhỏ bé để cản trở bạn kết nối với những con người tuyệt vời. Như Elainer đã nhận định rất sâu sắc "Khi phụ nữ công nhận phụ nữ, hành động ấy khai mở sức mạnh của chúng ta. Cho phép chúng ta tỏa sáng hơn nữa".

Mình muốn là một phần của cộng đồng phụ nữ tuyệt vời này và viết nên câu chuyện của riêng mình. 

"Tôi là một phần của nhóm phụ nữ viết lại luật lệ, từ chối hòa tan, đứng lên để ủng hộ điều mình tin tưởng, đòi hỏi sự tôn trọng mà không hề trông đợi hay dựa dẫm vào việc được người khác cứu giúp."

"Khi thế giới bảo bạn thu nhỏ lại, hãy mở rộng ra". " Khi giấc mơ của bạn lớn hơn nơi bạn đang đứng, bạn cần tìm lời nhắc nhở của riêng mình rằng ngoài kia còn nhiều điều hơn nữa. Và luôn có nhiều điều chờ đón bạn ở phía bên kia nỗi sợ."

“Sinh ra để xuất chúng” là một trong những cuốn sách mình rất thích trong năm 2021. Câu chuyện của Elaine là năng lượng tích cực giúp mình nhận định hướng đi bản thân rõ ràng hơn. Mình gửi tặng bài viết này đặc biệt cho cộng đồng phụ nữ. Chúc các bạn đọc nhiều niềm vui và năng lượng nhé!

Phiếu lương và những điều bạn cần biết

Đối với các bạn làm công ăn lương như mình, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ rất vui khi nhận tin nhắn ngân hàng báo lương đã về hàng tháng. Nhưng mà có bao giờ bạn thử kiểm tra thông tin trên phiếu lương của mình chưa? Thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”) và các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc hàng tháng mình phải nộp là bao nhiêu? Nếu trong tháng có phát sinh thêm khoản thưởng hoặc một khoản trừ lương, thì số tiền báo có ngân hàng sẽ khác với các tháng trước, làm sao để kiểm tra lại số tiền lương của mình được thanh toán chính xác chưa? Nếu bạn vẫn còn lúng túng trong cách xác định, thì bài viết này The Sharing Town dành tặng cho bạn nhé! 🙂

Phiếu lương hay còn gọi là payslip, là một tài liệu để chủ doanh nghiệp giải thích mọi khoản thu nhập và khấu trừ lương, từ đó xác định số tiền thực trả sẽ chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhân viên là bao nhiêu. Như vậy, bạn nên đọc hiểu phiếu lương của mình để đảm bảo quyền lợi của bản thân nhé. The Sharing Town có tạo một file payslip mẫu với thiết kế công thức sẵn để tính thuế TNCN, Bảo hiểm Xã Hội, và Số Tiền Lương Thực Nhận bằng file excel. File có cả bản tiếng Anh và tiếng Việt. Bạn có thể download về sử dụng, chỉ cần thay đổi thông số tiền lương của bản thân (highlight màu vàng), công thức sẽ tự chạy và cho kết quả. Bạn lưu ý Phiếu Lương Mẫu này áp dụng ví dụ cho các bạn làm việc tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Nếu các bạn làm khu vực khác chỉ cần điều chỉnh một chút về mức lương tối thiểu vùng trong ô Bảo Hiểm Thất Nghiệp là ok. Hoặc khi có thay đổi mức lương cơ sở chung, mức trích bảo hiểm hàng tháng theo thông báo của chính phủ, bạn có thể update thông tin tương ứng. Mình sẽ giải thích chi tiết trong chú thích bên dưới.
  • Lương trên hợp đồng: đa phần chúng ta đều nhận lương Gross (có nghĩa là số tiền lương trên hợp đồng đã bao gồm nghĩa vụ thuế TNCN và các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, công ty sẽ khấu trừ các khoản này trước khi thanh toán lương cho chúng ta nhé). Hãy nhập số tiền trên hợp đồng lao động của các bạn vào đây.
  • Trợ cấp bằng tiền: một số công ty sẽ cung cấp trợ cấp cho nhân viên (ví dụ trợ cấp điện thoại, trợ cấp đi lại, trợ cấp chức vụ, v..v…) Trong Phiếu Lương Mẫu, mình chọn ví dụ trợ cấp điện thoại là khoản thu nhập được miễn thuế TNCN để các bạn thấy sự khác biệt với các khoản chịu thuế khác. Lưu ý, các bạn có thể tham khảo Thông tư 111/2013/TT_BTC để xem chi tiết quy định thu nhập nào được miễn thuế TNCN nhé
  • Thưởng Doanh Số: Khoản thưởng này thường nhận theo quý, hay cuối năm dựa trên đánh giá KPI/ kết quả kinh doanh tùy theo mỗi doanh nghiệp. Đây là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
  • Bảo Hiểm Xã Hội: hãy so mức lương hợp đồng đăng ký đóng bảo hiểm của bạn với 20 lần mức lương cơ sở chung (=20 * 1,490,000 = 29,800,000 VND). Lấy số nhỏ hơn * 8% sẽ được số tiền đóng góp BHXH hàng tháng.
  • Bảo Hiểm Y Tế: hãy so mức lương hợp đồng đăng ký đóng bảo hiểm của bạn với 20 lần mức lương cơ sở chung (=20 * 1,490,000 = 29,800,000 VND). Lấy số nhỏ hơn * 1.5% sẽ được số tiền đóng góp BHYT hàng tháng.
  • Bảo Hiểm Thất Nghiệp: hãy so mức lương hợp đồng đăng ký đóng bảo hiểm của bạn với 20 lần mức lương tối thiểu vùng (=20 * 4,420,000 = 88,400,000 VND). Lấy số nhỏ hơn * 1% sẽ được số tiền đóng góp BHTN hàng tháng. Lưu ý trong ví dụ, mức lương tối thiểu vùng 4,420,000 VND là cho Vùng I – Khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Để xác định địa phương bạn đang làm việc thuộc vùng nào, hãy đọc phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Bên dưới là bảng mức lương tối thiểu cho từng vùng năm 2021.
  • Giảm trừ cho bản thân: là 11,000,000 VND áp dụng từ năm 2020. Số tiền này được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế TNCN. Có thể hiểu đây là số tiền chính phủ ước tính mỗi người tối thiểu cần chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày nên sẽ không tính thuế TNCN khoản này. Số tiền này có thể tăng lên nếu Chính Phủ có số liệu thống kê cho thấy mức sinh hoạt phí hàng tháng công dân tăng lên.
  • Giảm trừ cho người phụ thuộc: tương tự nếu bạn có con, ba mẹ ngoài tuổi lao động, không có thu nhập và bạn có trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc này, chính phủ cho phép mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 4,400,000 VND từ 1/7/2020 và áp dụng cho năm tính thuế 2020. Trước đó mức giảm trừ là 3,600,000/ người phụ thuộc.
  • Thuế Thu Nhập Cá Nhân: thuế TNCN cho tiền lương tiền công sẽ theo biểu thuế suất lũy tiến từ 5% đến 35%. Ví dụ 5 triệu đầu tiên sẽ chỉ chịu thuế suất 5%, nhưng từ ngưỡng 6 triệu đến 10 triệu sẽ chịu thuế suất 10%, và tiếp tục tăng lên. Bạn có thể xem công thức đã được set sẵn trong file excel để xác định số tiền thuế tương ứng cho mỗi mức thuế suất.
  • Số tiền thực nhận: hãy lấy tổng thu nhập trừ các khoản giảm trừ bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân. Số tiền này chính là số được ngân hàng báo có hàng tháng. Nếu có sự chênh lệch bạn có thể nhờ nhân sự tính lương công ty giải thích cụ thể nhé.

Nếu còn thắc mắc gì, hãy comment hoặc gửi email cho The Sharing Town nhé! Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!

A Holistic Analysis Approach for some common business issues

Being a Tax Manager for many years, I have heard of somethings like:

  • The company must have business contracts in place because the Tax Authority requests them during tax audit.
  • We should check with the Tax Authority if they allow us to apply electronic signatures or contract or not.
  • Accounting shall follow the Tax Treatment.

In my opinion, the aforementioned statements are inaccurate and have not yet considered the issue in a holistic manner. Any business activity has faced a certain level of risks. Our work is to identify these risks based on analyzing the company’s specific business activities from different perspectives, but need to take into account the holistic view as well.

In order to facilitate discussion among departments, the problems should be scrutinized though the following structure:

Target to achieveCurrent issueRelevant Perspective
(Legal, Accounting, Finance, Tax, etc..)
Next Action to do
Target to achieve: As a meeting involves many participants from different background, it should be clear up front about purpose of meeting and what is the target to achieve. In a good discussion, conflict will sometimes arise. However to avoid conflicts escalating, the meeting leader or facilitator intervene throughout the discussion when necessary to ensure the discussion doesn't go far away from the aligned target.
Current issue: This is where the current status or existing facts are informed to all participants without emotion. Thanks to it, everyone is on the same page of understanding before contributing any opinion.
Relevant Perspective: Depending on the degree of significance, the top 5 perspectives normally include operation, legal, accounting, finance and tax. This is a crucial step to identify accurately where the problem originally arise from.
Next Action to do: In order to resolve the problem, we cannot skip specific Action Roadmap. Otherwise, the issue still exist there forever. 

Let’s try to apply the holistic approach in analyzing two common business issues as examples:

Example 1:

Target to achieve: Business transaction is recorded precisely in internal system with proper accounting documents (e.g. invoice) as well as relevant original documents (e.g. contract, goods/service delivery minutes)

Current issue: Accounting journal doesn’t match with accounting document (i.e. expense is recorded for head office but invoice under branch name) . There is only correspondence email to confirm the provision of goods/services without signed contract.

Relevant Perspective:
(*)Legal:
Check if the email can be treated as legal agreement between seller and buyer according to Civil Code and Commercial Law. How to protect legal right of the firm in case any dispute?
(*)Accounting:
It is not compliance with regulated Accounting Standard. Which step in accounting procedure should be added to control this inaccuracy?
(*)Tax: Expense is non-deductible expense due to mismatched accounting document.

Next Action to do:
– Enhance local accounting guidance to ensure that the accounting journal match with accounting document and original document. Amend the incorrect information on invoice.
– Standardize the contract template to ensure the right and obligation for each party in business transaction is clearly mentioned

Example 2:

Target to achieve: Payment to overseas suppliers is processed in compliance with current regulations.

Current issue: Transfer money to overseas suppliers without withholding Foreign Contractor Tax (“FCT”). The Contract doesn’t mention any FCT term (i.e. who should bear FCT liability). The suppliers request to receive full amount as their invoice.

Relevant Perspective:
(*) Legal: Tax or legal liability should be clearly mentioned in the contract
(*)Accounting: Check if the current accounting procedure can ensure FCT liability is clarified before transfer money to overseas suppliers? How FCT liability is recorded in accounting book?
(*) Finance: The net margin will be adversely impacted due to increase of expense. Should negotiate with suppliers so that supplier bear FCT liability instead of us? Or negotiate the price to ensure the net margin meets target amount?
(*)Tax: Check if due date to declare and pay FCT is passed or yet? How much is FCT exposure? Any penalty and late charge shall be imposed?

Next Action to do:
– Add FCT term in overseas contract
– Provide accounting guidance in details regarding payment procedures to overseas supplier and accounting book for FCT liabilities for each scenarios (i.e. seller bears FCT liability or buyer bear FCT )
+The value of CIT (FCT) is recorded as additional expense in accounting book.
+ The value of VAT (FCT) is recorded in a separate GL, then can be offsets against output VAT
– Declare and pay FCT as soon as possible to mitigate tax exposure.

Kinh nghiệm làm việc với Sếp Tây

1. Respect Employees’ time off

Có bao giờ bạn nhận được email từ Sếp như thế này chưa ? “I do not expect a reply from you out of your office hours, my apologies if I implied this. Let’s reconnect on Monday.”

Rất nhiều người quan niệm rằng làm việc càng nhiều giờ thì càng thể hiện bạn là nhân viên chăm chỉ và sẽ được Sếp khen ngợi. Thậm chí mình đã từng biết có một vài "bí kiếp" truyền tai nhau như cài đặt giờ gửi outlook email vào buổi tối muộn hoặc cuối tuần để Sếp chú ý đến sự tận tụy cống hiến làm việc quên cả tuổi thanh xuân, với hy vọng Sếp sẽ ghi nhớ và cất nhắc thăng chức sau này. Theo quan điểm của mình bí kiếp này thật sự không hiệu quả lắm!!! Đối với những công ty đa quốc gia lớn từ Châu Âu hoặc Mỹ với một bề dày lịch sử của quá trình phát triển và tôn trọng quyền lợi nhân viên, họ luôn xây dựng một bộ chuẩn quy tắc ứng xử "Code of conduct" và hướng đến phát triển bền vững "Sustainable development". Trong đó, tôn trọng thời gian cá nhân của nhân viên ngoài giờ làm việc là một yếu tố quan trọng để duy trì sự bền vững. Họ hiểu rõ chúng ta là human nên đều cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau giờ làm việc. Làm việc nhiều giờ liền sẽ làm giảm năng suất và nhiều sai sót. Ngoài ra cuộc sống cá nhân cũng quan trọng không kém sự nghiệp. Dù bạn độc thân hay có gia đình, thì bạn cũng có nhu cầu thời gian và không gian riêng sau giờ làm. Sếp cũng vậy. Nhân viên cũng vậy. Do đó, hãy dành buổi tối và cuối tuần cho bản thân nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình hoặc phát triển kế hoạch cá nhân nhé, đừng gửi email cho Sếp Tây vào thời gian này. Nếu không, rất có thể bạn sẽ nhận được email tương tự như bên trên đó :))

2. Every minutes counts

Các Sếp Tây mà mình từng làm việc đều rất quan tâm đến việc sắp xếp công việc để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Để được tận hưởng cuộc sống cá nhân sau khi tan làm thì phải đảm bảo làm việc hết năng suất trong giờ làm việc. Mình nghĩ đều này rất công bằng. Có thể nói từng giây từng phút sẽ được tính toán. Trước kia mình đều nghĩ mỗi lần họp team thì sẽ ít nhất 1 tiếng và 5 phút hay 10 phút thì vô dụng, không thể giải quyết được vấn đề gì cả. Tuy nhiên sau kinh nghiệm du học tại Đức và nhiều năm làm việc với Sếp Tây, mình mới ngộ ra 5 phút cũng khá dài đấy. Ở công ty mình các cuộc họp đa phần là 30 phút cho từng topic, các cuộc họp đều cần phải có 1 người lead chính tùy topic mà bạn trao đổi, agenda phải nói rõ đầu cuộc họp để tránh thảo luận lang man, sau mỗi cuộc họp đều tổng kết next action kế tiếp ai làm những gì, và follow up cho đến khi hoàn tất công việc. Thay vì họp 1-2 tiếng để giải quyết, thì sẽ phân ra 4 cuộc họp nhỏ cách nhau để mọi người có thời gian nghiên cứu vấn đề, hạn chế suy nghĩ chủ quan và bỏ sót vấn đề. Khi thảo luận sẽ đào sâu phân tích các thông tin số liệu thực tế, không phải dựa trên suy đoán, hay giả định, nếu cần sẽ viết ra tất cả các scenarios có thể xảy ra, đặt câu hỏi xoáy sâu vào trọng tâm

What is pending issue?

How is its impacts?

How to quantify the impact?

What is next action required?

Mình nghĩ đây cũng là một rất hiệu quả để đọc sách, học ngoại ngữ, piano, nhảy múa hay bất kỳ môn học nào các bạn yêu thích. Mỗi ngày 30 phút học, nhưng đều đặn lặp đi lặp lại sẽ có hiệu quả tốt hơn học nhiều giờ liền một lúc. Đồng thời bạn có thể giải quyết được nhiều projects đồng thời sau một thời gian xác định. Theo kinh nghiệm đi làm hơn chục năm của mình, không bao giờ bạn có tình huống hoàn hảo làm hết 1 project này rồi mới tới project khác, đôi khi chạy 4 project 1 lúc là chuyện hết sức bình thường. Dĩ nhiên tùy theo tính quan trọng, khẩn cấp và quy mô của từng dự án mà bạn sắp xếp thời gian cho phù hợp. Vì vậy, hãy chú ý đến kỹ năng quản lý thời gian, ghi chú lại công việc (mình có bài viết chia sẻ về Digital Note Taking các bạn có thể tham khảo thêm) và make action plan cụ thể nhé. Nói chuyện với Sếp Tây, đừng giả sử, đừng nói principle chung chung, bạn cần có số liệu, bạn cần có kế hoạch cụ thể, bạn cần có timeline để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn. 

3. Be confident

Người Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung đều được dạy khiêm nhường, lễ độ với những người lớn hơn hoặc cấp bậc cao hơn. Đều này phương Tây cũng được dạy các bạn ạ. Nhưng cách diễn dịch của chúng ta dễ bị biến đổi thành hướng trong thực tiễn "rụt rè, chờ đợi xem Sếp nói gì thì mình nói theo, lỡ nói khác ý Sếp thì Sếp la". Theo quan sát của mình khi du học, các bạn sinh viên quốc tế rất chủ động đưa ra chính kiến của bản thân. Mình nhấn mạnh chữ "chính kiến" bởi ý kiến đó có thể đúng hoặc sai, nhưng đó là chính kiến của riêng họ, không phải hùa theo một ai khác. Đó là cách họ xây dựng và khẳng định giá trị của bản thân trước tập thể. Có thể điều này xuất phát từ hệ thống giáo dục từ nhỏ mà các bạn ấy được tiếp nhận. Mình cảm thấy các bạn ấy rất "sợ" nếu bị xem là tàng hình và không đóng góp được gì trong một buổi họp team. Một người bạn Đức từng động viên mình khi thấy mình rụt rè "If you want something, fight for it". Trong mindset của họ, không có khái niệm chờ đợi ai đó giúp mình đạt được điều mình muốn. Nếu bạn muốn Sếp hiểu ý mình nói, chuẩn bị sắp xếp ý tưởng rành mạch, đặt mình trong vai trò của Sếp để phân tích tình huống từ nhiều khía cạnh khác nhau, đừng bắt Sếp đoán ý mình, cũng đừng hy vọng có đồng nghiệp khác hỗ trợ mình giải thích lại cho Sếp. Do it by yourself and do it confidently!

Disclaimer: Do bệnh nghề nghiệp, mình xin trình bày thêm bài viết này không có bất kỳ ý định phân biệt chủng tộc, càng không dùng cho mục đích so sánh hạ thấp người phương Đông hoặc ngược lại. Bất kỳ một văn hóa, môi trường sống và làm việc nào cũng có ưu khuyết điểm riêng. Tính cách con người thì càng đa dạng hơn, sẽ có những trường hợp khác biệt với số đông. Bài viết này dựa trên quan sát trải nghiệm thực tế cá nhân của mình. Mình hy vọng các bạn sẽ có thêm một góc nhìn chia sẻ từ The Sharing Town bên cạnh các nguồn thông tin hữu ích khác trên internet. Enjoy reading and Stay safe!

What can a Manager learn from subordinate staffs?

Tiếp theo bài viết "Khác biệt khi làm Tax Manager tại in-house và professional company" nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn , mình chia sẻ thêm 1 chủ đề khác mà ai đi làm đều gặp qua. Nếu bạn làm Manager, bạn sẽ "lead" các bạn nhân viên dưới cấp, ví dụ Associate/ Senior/ Executive/ Specialist/ Assistant Manager. Trong phạm vi bài viết này, mình gọi chung các nhân viên cấp dưới là Associate. Nhiệm vụ của Manager sẽ khác nhau tùy theo chiến lược quản lý của mỗi công ty, tuy nhiên thường sẽ gồm 2 khía cạnh chính là technical review - kiểm tra tính chuyên môn và management task - quản lý nhân viên của mình. Vậy nên, theo quan niệm phổ biến hiện tại Manager sẽ là người dẫn dắt và là mentor cho các bạn nhân viên cấp dưới.

Cá nhân mình, quan niệm ấy đúng nhưng chưa đủ, bởi Manager cũng học hỏi được rất nhiều từ các nhân viên dưới cấp. Dù vị trí của bạn là gì, chúng ta không ai hoàn hảo cả, phát triển và hoàn thiện bản thân luôn là một quá trình liên tục. Đứng ở vị trí Associate, chắc chắc sẽ có những yêu cầu mong muốn nhất định với cấp trên của mình, và ngược lại. Những mong muốn này không phải lúc nào cũng được đáp ứng, dẫn đến thất vọng, chán nản, hay ấm ức là chuyện không thể tránh khỏi. Trước khi làm Manager, mình cũng từng làm nhân viên cấp dưới, vì vậy mình muốn chia sẻ 1 góc nhìn khác “Những điều mà Manager có thể học hỏi từ các nhân viên cấp dưới của mình”. Từ đó, dù bạn là Manager hay Associate, thì bạn cũng đang đóng góp vào sự phát triển để trở thành một phiên bản tốt hơn của đối phương. Hãy cùng nhau trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn nhé!

1. Giỏi công nghệ

Ở thời của mình khi mới tốt nghiệp, ai biết sử dụng bộ Microsoft Office được xem là khá pro rồi và có thể ghi điểm với cấp trên nhờ vào việc chuẩn bị thành thục những báo cáo bằng word, powerpoint hay working paper bằng excel. Bây giờ công nghệ tiến nhanh vượt bậc, thời đại mà làm việc online trở thành xu hướng toàn cầu, làm chủ những công cụ IT để tăng nâng suất công việc, giảm thiểu những sai sót thủ công đóng vai trò rất quan trọng. Các bạn trẻ đặc biệt nhạy bén trong việc ứng dụng IT vào công việc, ví dụ, thiết lập meeting online, viết macro chạy công thức tính toán tự động, áp dụng Power BI để làm báo cáo, sử dụng Power Query/ SQL để phân tích dữ liệu, hay những kỹ năng giải trí khác như chụp hình, quay video rất đẹp và trendy - cái này mình đặc biệt thích 😉 Mình nghĩ rằng Manager có thể tranh thủ học bí kíp từ các bạn Associate trong lĩnh vực công nghệ này để quản lý công việc hiệu quả và cuộc sống nhiều sắc màu hơn.

Những công cụ IT mà bây giờ chỉ là “nice to have”, nhưng mấy năm sau sẽ trở thành “must to have”. Ví dụ điển hình là Microsoft Office, bây giờ ai mà không biết sử dụng thì chắc chắn sẽ rất stress và bất lực khi đồng nghiệp chỉ cần 2 tiếng vèo vèo đã xong việc, nhưng mình thì tốn cả buổi chiều nhưng báo cáo vẫn sai tới sai lui.

2. Tự tin nói lên quan điểm của mình

Phương pháp giáo dục tại trường và định hướng xã hội mà các bạn thế hệ 9X và Gen Z tiếp cận có phần khác biệt với thế hệ đi trước. Chương trình đại học hướng đến thuyết trình ý tưởng, trao đổi phản biện, từ đó rèn luyện cho các bạn thói quen cởi mở hơn trong giao tiếp và tự tin trình bày quan điểm của bản thân. Đây là một điểm mình nhận thấy từ các nhân viên cấp dưới của mình và lấy đó làm động lực để speak up khi cần thiết cũng như luyện tập thói quen để lắng nghe các bạn tốt hơn. Khi làm Manager, dĩ nhiên có nhiều việc mình đã rất quen thuộc, đôi khi các bạn nhân viên cấp dưới chưa nói hết, mình có thể đoán được các bạn chuẩn bị đề cập đến vấn đề gì và nghĩ xong solution rồi. Nhưng mình phát hiện, khi nhẫn nại nghe hết ý tưởng của các bạn, sẽ có cơ hội phát hiện ra 1 cách tiếp cận hoàn toàn mới. Rất "fresh", rất thú vị! Mình không phủ nhận, nhiều lúc, các ý tưởng được trình bày khá rời rạc, đang nói về vấn đề này, các bạn chuyển sang chủ đề khác, do sự nhiệt tình háo hức cao độ dẫn đến nhiều "emotion" đan xen với "fact". Những lúc như vậy, mình cảm thấy não mình đang hoạt động tần sóng cao nhất, phân tích, tách lọc những thông tin nào liên quan, sắp xếp tổ chức lại ý tưởng, hệ thống lại để suy xét vấn đề từ góc nhìn của Associate, từ góc nhìn của mình và từ góc nhìn công ty. Và mình đã và đang tập nói chậm lại nhằm hạn chế cắt ngang khi các bạn đang trình bày.

3. Năng lượng tươi trẻ và sự khác biệt

Mình cảm nhận các bạn trẻ có nhận thức khá sớm về việc định vị thương hiệu bản thân và muốn khác biệt, hay cấp cao hơn là "being unique". Dễ nhận ra nhất là xu hướng thời trang, ngoài việc trendy, còn phải thể hiện được gưu cá nhân. Bạn không muốn bị trùng lắp. Trong công việc, mình cũng cảm nhận được năng lượng này từ các bạn nhân viên cấp dưới. Cá nhân mình thấy đây là một năng lượng tích cực, bởi các bạn biết cá tính của bản thân mình là gì, và tự tin nhấn mạnh cá tính riêng này thay vì đồng hóa theo cái chung, hoặc mạnh dạn thay đổi nhiều cách tiếp cận khác nhau để chọn ra cái riêng duy nhất mà chỉ các bạn mới có. Các bạn giúp mình more open minded với sự khác biệt và sự thay đổi. Bản thân mình càng lớn, mình sợ nhiều thứ, sợ đánh đổi, sợ mất mát. Làm việc với các bạn trẻ giúp mình cảm nhận năng lượng của các bạn và bớt "sợ" nhiều thứ hơn.
Ở trên là top 3 những điều mà mình là Manager học được từ các bạn nhân viên cấp dưới . Hy vọng dù bạn là ai, cũng hiểu rằng bản thân mình luôn đóng góp một giá trị nhất định vào sự trưởng thành của đối phương. Have a nice weekend, các bạn nhé!

Khác biệt Tax Manager tại in-house và professional company

Khi dấn thân vào lĩnh vực tư vấn thuế, các bạn sẽ có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn làm cán bộ thuế tại các cục thuế địa phương, làm việc tại phòng Tài Chính của các doanh nghiệp - hay được gọi chung là inhouse company, để phân biệt với professional firms - công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế cho khách hàng - điển hình thường thấy là các công ty big4. Trong nội dung bài viết hôm nay, mình sẽ tập trung khai thác những điểm khác biệt khi làm Tax Manager tại inhouse so với tại professional firm.

1. Nấc thang nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến

Tại Professional Firm, các bạn sẽ có lộ trình thăng tiến nghề nghiệp khá rõ ràng để phấn đấu. Tại mỗi công ty big4 chức danh có thể thay đổi một chút về từ ngữ, tuy nhiên, nhìn chung nấc thang sự nghiệp sẽ gồm những giai đoạn sau:
Tax Associate - Tax Senior - Tax Manager - Tax Director - Tax Partner
Khi mới ra trường, nếu các bạn tham gia chương trình Fresh Graduate tại big 4 và được nhận offer, các bạn sẽ bắt đầu với level đầu tiên Tax Associate, được training on job từ các Senior hoặc Manager để làm quen với công việc từ từ. Sau khoản 5 năm sẽ có thể được promote lên làm Tax Manager. Tùy theo năng lực cá nhân, chiến lược định hướng của công ty và người Leader của team, thời gian này có thể là sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi làm Tax Manager bạn sẽ quản lý công việc của các Senior và Tax Associate. Tùy cấu trúc quản lý, có công ty sẽ để 1 Tax Manager quản lý cố định 1 nhóm Senior và Associate, có công ty sẽ theo định hướng 1 Tax Manager có thể làm với nhiều Senior và nhiều Associate khác nhau.

Tại In-house, thường các công ty sẽ tuyển người đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thuế để tham gia vào đội ngũ quản lý, chuyên tham mưu tư vấn cho CFO và Ban Quản lý. Như vậy, bạn được tuyển do bạn có kiến thức chuyên môn để làm cố vấn, chứ không phải tuyển vào để đào tạo bạn về kiến thức thuế. Ngoài ra sẽ không có khái niệm thăng chức theo nấc thang nghề nghiệp như mình phân tích ở trên cho trường hợp Professional Firm, chức danh của bạn thường được biết đến nhiều nhất với title Tax Manager. Ngoài ra, tên gọi của Tax Manager tại các công ty inhouse khá đa dạng tùy theo organization chart và chính sách nhân sự toàn cầu của những công ty đa quốc gia, có thể là Country Tax Manager, Head of Tax, Senior Tax Manager, Tax Director hay Tax Lead.

2. Chịu trách nhiệm cho nhiều loại thuế

Nếu như tại các công ty tư vấn, công việc được chuyên môn hóa cao nhằm mục đích dễ quản lý và cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng cùng một lúc, các bạn sẽ thấy có những team chuyên biệt xử lý các sắc thuế khác nhau như team chuyên về Thuế thu nhập cá nhân, team chuyên về thuế thu nhập doanh nghiệp, team chuyên về thuế gián thu giá trị gia tăng, team chuyên về Transfer Pricing. Tuy nhiên, tại công ty inhouse, Tax Manager sẽ như công tắc "đa năng", tất cả những vấn đề có chữ "thuế" sẽ chạy về tìm Tax Manager nhé. Nếu các bạn thích làm công việc chuyên biệt theo từng sắc thuế, thì công ty tư vấn sẽ nơi phù hợp. Còn nếu muốn làm Tax Manager in house thì hãy chuẩn bị kiến thức vững vàng cho tất cả các thể loại thuế!

Ngoài ra, Tax Manager inhouse là một thành viên trong phòng Tài Chính, các bạn sẽ tham gia vào rất nhiều dự án cần phối hợp với các phòng ban khác như kế toán, controlling, operation team, IT team, v…v…. Ngoài kiến thức chuyên môn về thuế, mình nhận thấy Tax Manager inhouse cần có thể hiểu được ngôn ngữ kế toán, ngôn ngữ tài chính và ngôn ngữ của những người không chuyên về thuế. Càng làm việc trong lĩnh vực thuế lâu, mình càng nhận thấy thuế rất thú vị, là luôn là một phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực – thuế là 1 phần của tài chính, thuế gắn liền với hạch toán kế toán, thuế chính là 1 nhánh của pháp lý. Do đó, theo quan điểm cá nhân của mình, năng lực tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính, pháp lý rất quan trọng với một Tax Manager.

3. Đóng góp vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp

Các công ty tư vấn là một bên tư vấn thứ ba độc lập, luôn sẽ có các phần disclaimer khi ra các báo cáo tư vấn. Cụ thể, mọi tư vấn đều dựa trên các hướng dẫn pháp luật về thuế tại thời điểm ra báo cáo, tư vấn dựa trên số liệu, thông tin khách hàng cung cấp, và sẽ không ra quyết định trực tiếp, mà chủ yếu phân tích vấn đề và đưa ra recommendation. Việc phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp tới mức độ nào, add thêm value cho khách hàng đến đâu sẽ tùy theo kinh nghiệm và kiến thức của người tư vấn có phong phú hay không.

Khi làm tại inhouse, công ty của bạn , team của bạn sẽ phải đối mặt trực tiếp với các vấn đề và phải đưa ra quyết định để hướng đến mục tiêu chung vận hành hoạt động doanh nghiệp được hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp lý. Sếp cấp cao của bạn trước khi quyết định, sẽ tìm đến bạn để được cố vấn và bạn sẽ là người đóng góp trực tiếp vào trong quá trình ra quyết định đó. Một kiến thức rất quan trọng mà Tax Manager inhouse cần phải có đó là business sense, bạn không thể chỉ lặp lại những điều luật viết, bạn sẽ phải phân tích dưới góc nhìn của business nữa để tiếng nói của bạn có nhiều “trọng lượng” hơn nhé.

Bài viết này là những quan sát cá nhân của mình khi mình đã trải nghiệm cả 2 môi trường làm việc. Quyết định làm ở công ty inhouse hay professional firm không để đánh giá ai giỏi hơn ai, mà sẽ nằm ở việc cá tính và định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, kế hoạch cá nhân của bạn tại thời điểm đó đang ưu tiên những khía cạnh nào hơn. Hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn. Have fun and enjoy weekend nhé!

The Sharing Town

Why I choose Tax instead of Audit?

Cách đây hơn 10 năm, nghề tư vấn thuế vẫn là một khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người trong khi ngành kiểm toán lại là một trong những ngành hot thu hút sự chú ý của các sinh viên. Điển hình, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM ("UEH") đã có một chuyên ngành dành riêng cho Kiểm Toán. Các bạn sinh viên muốn làm Kiểm Toán Viên thường sẽ xác định mục tiêu nghề nghiệp từ rất sớm, bởi đa phần sau 1,5 năm giai đoạn đại cương, các bạn sẽ nộp đơn vào chuyên ngành Kiểm Toán. Riêng đối Tư Vấn Thuế, mãi đến năm 2018, thì trường ("UEH") tiên phong mở thêm 1 chuyên ngành mới hoàn toàn "Thuế trong kinh doanh". Đây là một điểm the ST đánh giá rất cao sự nhạy bén của trường UEH khi nhanh chóng điều chỉnh chương trình đào tạo để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam và Quốc Tế. The ST đến với ngành thuế cũng hết sức tình cờ vì thời điểm đó chưa có sinh viên nào được đào tạo chuyên môn về thuế cả, nên các doanh nghiệp big4 thường sẽ thu hút các sinh viên có thành tích học tập cao từ các trường đại học nổi tiếng trong nước, sau đó sẽ đào tạo lại chuyên môn thuế theo hình thức "training on job".  Sau hơn một thập kỷ làm việc trong lĩnh vực Tư Vấn Thuế, the ST cảm thấy vui vì đã chọn đúng con đường phù hợp với cá tính và sở trường bản thân. Sau đây, mình sẽ chia sẻ 5 nguyên nhân tại sao the ST lại chọn thuế thay vì kiểm toán. Các bạn nào quan tâm có thể tham khảo thêm trước khi dấn thân vào sự nghiệp tư vấn thuế giống the ST nhé!

1. Ít phải di chuyển xa

Các bạn nào có anh chị hoặc người quen làm Kiểm Toán Viên sẽ dễ dàng nhận ra đặc trưng công việc của Kiểm Toán Viên là sẽ thường xuyên đi công tác "fieldwork trip" đến công ty khách hàng ở khu công nghiệp hoặc các tỉnh xa. Do thể trạng cá nhân hay bị say xe, nên việc phải đi fieldwork thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mình.
Ngoài ra, nếu muốn tham gia khóa học bổ trợ kỹ năng mềm như Tiếng Anh, Tin Học, hoạt động thể thao, nghệ thuật vào buổi tối, thì việc phải đi công tác tỉnh thường xuyên sẽ giới hạn phần nào lịch học của mình. 

2. Phù hợp với cá tính đề cao sự tuân thủ, tinh thần yêu thích học tập

Gần đây khi tham gia những buổi tư vấn hướng nghiệp cho các bạn học sinh sinh viên, the ST rất vui vì trường học, thầy cô giáo đã chuẩn bị cho học sinh sinh viên làm các trắc nghiệm về tính cách, từ đó định hướng những ngành nghề phù hợp với tính cách sẵn có này. Đây là một cách tiếp cận rất tiến bộ giúp các bạn có thể phát huy được thế mạnh nội tại của bản thân trong nghề nghiệp tương lai. Thời mà the ST còn học đại học, những trắc nghiệm như thế này chưa được phổ biến rộng rãi, đa phần chọn nghề theo lời tư vấn của gia đình, anh chị đi trước hoặc đứa bạn thân học gì thì mình vào học chung cho vui :)). Vì vậy, các bạn sinh viên hãy trân trọng những nguồn thông tin dồi dào này và chọn lựa hướng đi phù hợp cho bản thân nhé. 
Riêng the ST, mình làm trắc nghiệm tính cách sau khi đã làm việc tại big4 một thời gian, tuy là tại thời điểm chọn nghề mình chưa biết chính xác cá tính của bản thân, nhưng cảm nhận của mình cũng hoàn toàn phù hợp. Bởi trong suốt quá trình học tập, the ST quan tâm nhiều đến nguyên tắc và quy luật trường, của cộng đồng và mình thuộc tuýp "tuân thủ cao". Đồng thời mình thích nghiên cứu, đã tham gia nhiều dự án nghiên cứu học thuật tại trường đại học, đây là một thuận lợi lớn giúp mình nhẫn nại đào sâu phân tích quy định về thuế. Ngoài ra, mình rất thích ghi chú để hệ thống lại những kiến thức mình học một cách ngắn gọn, dễ tra cứu lại khi cần. Mình nghĩ đây là điểm các bạn học luật quan tâm nếu muốn đạt kết quả thi cao.

3. Sắp xếp thời gian cho cuộc sống cá nhân và công việc một cách chủ động và ổn định hơn

"Mùa kiểm toán" luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người trong đó có mình. Các bạn kiểm toán gần như ăn ngủ tại công ty khi tới mùa kiểm toán là chuyện hết sức bình thường. Áp lực thời gian đòi hỏi các bạn kiểm toán phải có sức khỏe rất tốt. Đây không phải là điểm mạnh của mình. Mình muốn có một thời gian biểu điều độ và mình có thể chủ động quản lý phân bổ thời gian cho nhiều hoạt động khác nhau hơn.

4. Triển vọng phát triển của nghề Tư Vấn Thuế cao

Thời sinh viên the ST chưa biết nhiều anh chị trong nghề, cũng như không có cơ hội đọc các báo cáo triển vọng nghề nghiệp để phân tích cụ thể. Suy nghĩ ban đầu của the ST là công ty nào cũng có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước vậy thì nhất định công ty nào cũng cần tư vấn thuế rồi. Như vậy, nhu cầu tuyển dụng cao thì mình không sợ thất nghiệp. Tư vấn thuế là ngành có tính chuyên môn rất cao, không phải ai cũng có thời gian để tự tìm hiểu và được đào tạo bài bản về thuế. Nếu giỏi trong lĩnh vực này chắc chắn kiến thức của mình sẽ hữu ích và có thể nuôi sống bản thân được. Bật mí nhỏ là vị trí Tư Vấn Thuế tại big 4 thường sẽ có mức lương cao hơn so với các bạn Kiểm Toán Viên. Tuy nhiên, áp lực công việc của Tư Vấn Thuế cũng không ít, vì Kiểm toán chỉ có 1 mùa bận trong năm, nhưng Thuế ngoài 1 mùa rất bận là thời điểm quyết toán thuế tháng 3, các tháng khác cũng sẽ bận đều đều. Nếu các bạn hỗ trợ khách hàng làm Tax Audit, sẽ phải làm việc với cán bộ cơ quan thuế, phải giải đáp những challenge từ cơ quan thuế trong một thời gian rất ngắn, đồng thời giữ thái độ hòa nhã và giao tiếp cẩn trọng. Vì vậy rất nhiều nhân viên tư vấn thuế bị stress cao độ khi xử lý những case Tax Audit của các tập đoàn đa quốc gia lớn, với số tiền thuế lên tới hàng trăm tỷ VND.

5. Bạn là quan trọng trong các strategy của công ty

Nếu như trước đây nhân viên phụ trách thuế là người tiếp cận thông tin sau cùng khi mà số liệu kế toán đã hoàn chỉnh, nhằm mục đích xác định số thuế phải nộp. Ngày nay, nhu cầu kinh doanh toàn cầu ngày càng mở rộng, các công ty đều xây dựng những chiến lược kinh doanh để tận dụng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần và phát triển doanh số không chỉ trong nội địa mà còn vươn sang các châu lục khác. Trước khi thi hành các chiến lược, ban giám đốc công ty đều cần ý kiến của Tư Vấn Thuế để xác định rõ những rủi ro về thuế nhằm điều chỉnh chiến lược phù hợp với quy định thuế nội địa và thuế quốc tế, bởi công ty càng lớn, càng đề cao tính tuân thủ đế tránh ảnh hưởng xấu đến thương hiệu kinh doanh. 

Đây là top 5 nguyên nhân mà the ST theo đuổi ngành tư vấn thuế đến hiện tại. Ngành Thuế hay Kiểm Toán Viên đều có những mặt thuận lợi, khó khăn và đóng góp giá trị cho xã hội cả. Bài viết trên của the ST là 1 góc chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế làm việc trong lĩnh vực thuế để các bạn có nhiều thông tin hơn trước khi xác định nghề phù hợp cho bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy comment bên dưới, the Sharing Town sẽ trả lời bạn nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình!

The Sharing Town